Kinh Nghiệm Mở Cửa Hàng Thực Phẩm Sạch Hút Khách

Kinh doanh thực phẩm sạch là một lĩnh vực giàu tiềm năng. Nhưng nếu bạn không chuẩn bị kĩ, cũng không dễ để thu hồi vốn. Nắm trong tay kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch dưới đây, bạn sẽ dễ thành công hơn.

Những lý do bạn nên chọn kinh doanh thực phẩm sạch

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm bẩn trở thành vấn đề nhức nhối trong cộng động. Thời buổi công nghệ thông tin, chỉ cần 5s lướt mạng người tiêu dùng đã bị bội thực thông tin về thực phẩn bẩn. Nào là thịt bò được “hô biến” từ thịt lợn, quả mít vàng ruộm, thơm nức kia thực ra là vẫn còn xanh, những mớ rau xanh mướt thực ra là được phun thuốc kích thích tăng trưởng….

kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch

Nhu cầu đảm bảo bữa ăn gia đình an toàn, đủ dinh dưỡng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Các bà nội trợ luôn thường trực trong đầu những câu hỏi: Mua thực phẩm ở đâu uy tín, đảm bảo vệ sinh? Cách phân biệt thực phẩm bẩn và thực phẩm an toàn?

Họ muốn một nơi đủ uy tín, tin tưởng để chăm lo bữa ăn gia đình. Do vậy, thị trường thực phẩm sạch đang rộng mở và rất tiềm năng. Đây là thời điểm để bạn thử sức với mô hình kinh doanh thực phẩm sạch.

Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch bạn nên biết

Tuy nhiều tiềm năng nhưng buôn bán thực phẩm sạch cũng không phải dễ dàng. Thói quen tiêu dùng của hầu hết khách hàng không dễ thay đổi sau một vài ngày. Vậy làm sao để cửa hàng của bạn hút khách? Sau đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch mà chúng tôi đúc kết từ những người đi trước.

Bạn phải lập kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn kinh doanh. Kế hoạch càng chi tiết, bạn sẽ quản lý dễ dàng hơn, kịp thời ứng phó với những tình huống xấu có thể xảy ra. Để mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, cần trải qua các giai đoạn:

Những kinh nghiệm xương máu trong giai đoạn chuẩn bị mở cửa hàng thực phẩm sạch 

Đặt tên thương hiệu, slogan, thiết kế logo

Ở bước này, bạn cần có tầm nhìn bao quát về thương hiệu; định hướng kinh doanh. Từ đó, hãy chuẩn bị bộ nhận diện gồm tên, slogan, logo cửa hàng… Bạn hãy đặt tên đặc biệt, dễ phát âm, giúp người tiêu dùng liên tưởng ngay đến thực phẩm sạch. Cái tên như vậy sẽ khiến khách hàng dễ nhớ. Logo cần đơn giản, thể hiện được tầm nhìn thương hiệu.

Bạn cần tạo sự khác biệt ngay từ đầu với tên và slogan, logo, sao cho không được trùng lặp với những thương hiệu khác, cũng không nên dài quá, sẽ khó nhớ.

Tìm địa điểm mở cửa hàng

Địa điểm kinh doanh vô cùng quan trọng, có thể chiếm tới hơn 50% thành bại của cửa hàng. Do vậy, bạn cần tìm mặt bằng cho thuê kinh doanh vị trí đẹp, thuận lợi nhé.

Một số lưu ý khi chọn mặt bằng :

+ Khu vực dân cư đông đúc, thu nhập khá trở lên

+ Khu vực đông người qua lại, tiện cho việc ghé mua thực phẩm. Ví dụ mặt bằng gần chợ, gần tòa nhà cao tầng, gần trường học, tầng 1 chung cư…

+ Diện tích cửa hàng khoảng từ 35m2 đến 50m2. Đây là mức diện tích vửa phải, đủ để trưng bày thực phẩm và bán hàng.

+ Mặt tiền: Mặt tiền rộng càng tốt, tối thiểu là 3m. Cửa hàng nên có chỗ để xe để tiếp cận với khách hàng dễ hơn.

+ Giá thuê: Giá thuê mặt bằng sẽ tùy từng khu vực. Ở ngoại thành, giá thuê từ 6-12 triệu, còn quận trung tâm thường từ 15-35 triệu. Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch cho thấy, tùy theo số vốn ban đầu, bạn sẽ cân nhắc xem thuê cửa hàng với mức giá bao nhiêu.

Tìm nguồn thực phẩm sạch

Tìm nguồn cung thực phẩm sạch đảm bảo chất lượng là vô cùng quan trọng. Bạn phải có nguồn hàng riêng, tỉ suất lợi nhuận mặt hàng đó cao hơn các cửa hàng khác. Có như vậy, bạn mới dễ dàng tồn tại.

Tìm nguồn hàng là khâu khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu chịu khó. Ví dụ, bạn có thể về các vùng quê, trực tiếp liên hệ với những cơ sở nuôi trồng, sản xuất uy tín rồi đặt vấn đề phân phối sản phẩm độc quyền với họ. Bạn cũng có thể tìm những nơi áp dụng công nghệ nuôi trồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để lấy hàng.

Bạn cũng cần tìm hiểu cách sơ chế, đóng gói, bảo quản thế nào để thực phẩm luôn tươi. Tốt nhất bạn có thể tìm hiểu qua google hoặc có ai đó đã mở cửa hàng thực phẩm sạch truyền lại kinh nghiệm thì càng tốt.

Bạn cũng cần tìm địa chỉ cung cấp túi, khay đựng thực phẩm, băng keo, màng bọc…

Kinh nghiệm mua sắm trang thiết bị mở cửa hàng thực phẩm sạch

Để mở một cửa hàng thực phẩm sạch, bạn cần sắm sửa các trang thiết bị như sau:

+ Một tủ đông mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh. Nếu quy mô nhỏ, bạn mua loại 300-400 lít; còn quy mô vừa thì khoảng 800 – 1000 lít.

+ 1 tủ mát bảo quản thịt, cá… bán trong ngày.

+ Tủ mát để trưng bày trái cây, bảo quản rau củ khi không bán hết trong ngày.

+ Ngoài ra còn có các vật dụng khác như: kệ, quầy, máy tính, máy in, bàn thu ngân…

Trang trí cửa hàng 

Để cửa hàng hút khách, kinh nghiệm cho thấy, bạn nên trang trí cửa hàng. Khi trang trí cửa hàng thực phẩm sạch, bạn nên chọn những gam màu sáng hoặc xanh lá cây. Những gam màu này khá thân thiện, dễ thu hút khách hàng.

Mặt tiền cửa hàng nên có các biển ngang, dọc để thu hút khách hàng. Trong cửa hàng nên treo những hình ảnh các nguồn thực phẩm đầu vào hay giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm. Bạn cũng có thể treo những câu nói khẳng định sứ mệnh, tâm huyết của mình ở những nơi khách hàng dễ thấy.

Tìm nhân sự cho cửa hàng

Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi mở cửa hàng thực phẩm sạch, thời gian đầu, bạn nên là người làm việc trực tiếp tại cửa hàng, tuyển thêm 1 người hỗ trợ. Rất nhiều người, ngay khi vừa mở cửa hàng thuê nhiều người làm việc, không quản lý sát sao, hàng tồn nhiều, nhân viên không tận tâm chăm sóc khách hàng… Bạn chính là người hiểu về mục tiêu phát triển, nguồn gốc sản phẩm nên việc trực tiếp tham gia làm và đào tạo nhân viên là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời gian đầu.

Một việc trước khi khai trương cửa hàng mà bạn cần làm đó là phát tờ rơi giới thiệu của hàng. Bạn nên chuẩn bị khoảng 2000-5000 tờ giới thiệu về cửa hàng, một số mặt hàng trọng tâm. Bạn sẽ phát tờ rơi cho người dân khu vực xung quanh, thu hút họ đến cửa hàng ngay từ ngày đầu khai trương.

++ Xem thêm: Kinh nghiệm mở nhà thuốc

Giai đoạn khai trương, phát triển cửa hàng 

Trong giai đoạn này, một số kinh nghiệm bạn cần nắm rõ để áp dụng khi mở cửa hàng sạch, đó là:

Khai trương cửa hàng

Điều quan trọng nhất trong ngày khai trường là tạo sự chú ý, thu hút khách hàng đến cửa hàng. Bạn đừng đặt nặng việc lỗ, lãi trong ngày khai trương mà nên đặt nặng việc có bao nhiêu khách đến và biết đến của hàng.

Những cách để hút khách hàng ngày khai trương:

– Giảm giá sốc: khoảng từ 30 – 50% trong vòng 3 ngày hoặc 1 tuần khai trương

– Miễn phí ăn thử sản phẩm

– Quà tặng độc đáo và ý nghĩa

– Treo băng rôn, mở loa đài thu hút khách hàng hay mời thật bạn bè đến ủng hộ….

Nói chung bạn nên nghĩ ra mọi cách để hút khách đến vào ngày khai trương. Từ đó tạo sự tò mò cho khách hàng tiềm năng.

Đưa cửa hàng về điểm hòa vốn

Theo kinh nghiệm của nhiều người, thời điểm 1-2 tuần sau khi mở cửa hàng thực phẩm sạch là giai đoạn khó khăn nhất. Lúc này thời gian giảm giá sốc, chế độ quà tặng đã hết. Làm sao để khách hàng vẫn đến cửa hàng của bạn là vấn đề sống còn. Muốn thành công, tăng doanh số và trở về điểm hòa vốn, bạn cần làm được một số việc như sau:

– Tìm hiểu, ghi lại thông tin về sở thích, nhu cầu của khách hàng.

– Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi. Bạn có thể áp dụng mỗi ngày giảm giá một mặt hàng.

– Chăm sóc khách hàng tốt, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

– Đào tạo nhân viên bán hàng có tâm, chân thành, trung thực. Khách hàng cũng sẽ ấn tượng về cách phục vụ, thái độ của nhân viên.

– Hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Bạn cần lắng nghe phản hồi của khách hàng để loại ngay những mặt hàng có những phản hồi tiêu cực. Đồng thời, tích cực tìm hiểu, đa dạng các loại sản phẩm.

– Bạn hãy hướng tới khách hàng là các nhà hàng – nhu cầu lớn để tạo nguồn doanh thu ổn định.

Xử lý hàng tồn

Bán hàng chắc chắn có hàng tồn, nhất là thực phẩm – những sản phẩm nên bán trong ngày. Kinh nghiệm từ những những người mở cửa hàng thực phẩm: không xử lí khéo hàng tồn, bạn sẽ mất lãi.

Tùy từng sản phẩm, bạn có cách xử lý khác nhau. Ví dụ thịt lợn bạn có thể cấp đông, nếu cấp đông nhiều thì cho ra làm ruốc. Rau thì bạn nên căn số lượng để nhập về, sơ chế bắt mắt.

Và dù là hàng gì, cũng có những công thức chung nhất định. Đó là: Nhập hàng cần chuẩn số lượng, kiểm tra chất lượng hàng, đóng gói, bảo quản tốt. Phải kiểm tra hàng hóa và điều kiện bảo quản liên tục, có biện pháp xử lý hàng tồn ngay lập tức.

Giai đoạn phát triển mạnh, tái đầu tư

Trong làm ăn, một nguyên tắc bạn cần nhớ là vốn đẻ lãi, lấy lãi bù vốn. Tức là sau khi mở cửa hàng thực phẩm sạch và có lãi, một kinh nghiệm là bạn lấy số lợi nhuận đó để tái đầu tư. Như vậy, số vốn của bạn sẽ không ngừng tăng lên, lợi nhuận cũng sẽ theo đó mà tăng.

Bạn nên đầu tư thêm kênh online để bán hàng và quảng bá thương hiệu. Lập một website, Fanpage hay đưa hàng lên sàn thương mại điện tử…đều là những kênh kinh doanh tiềm năng. Xã hội hiện đại, việc mua sắm online trở thành xu hướng. Do vậy, bạn không nên bỏ qua phương thức bán hàng này.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mở của hàng thực phẩm sạch mà chúng tôi đã đúc kết. Chúc các bạn khởi đầu tốt và kinh doanh thuận lợi!

Tìm hiểu thêm về:

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn bài viết tại Intracom Riverside



source https://intracom-riverside.vn/mat-bang-thuong-mai/kinh-nghiem-mo-cua-hang-thuc-pham-sach/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho Thuê Mặt Bằng Sàn Thương Mại Hà Nội Và Những Lưu Ý Cần Thiết

Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Đại Diện Cần Điều Kiện Gì?

Bí Quyết Tìm Mặt Bằng Kinh Doanh Cho Thuê Đẹp Giá Tốt