Hà Nội Dự Kiến Đưa Đông Anh Lên Thành Phố

Đông Anh hiện đang là một huyện cửa ngõ của Hà Nội, có vai trò quan trọng về vị trí chiến lược. Đồng thời được kỳ vọng là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Đông Anh lên thành phố là một trong những thông tin đang thu hút sự quan tâm của nhiều người thời gian gần đây.

Thông tin Đông Anh lên thành phố từ đâu?

Chưa khi nào, Đông Anh lại hot rần rần trên sàn bất động sản như vậy. Lý do là nhiều thông tin quy hoạch địa bàn này được đưa ra.

Cuối năm 2021, trong Báo cáo về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của UBND TP.Hà Nội, đại diện lãnh đạo Hà Nội cho biết, sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch TP.Hà Nội. Bản quy hoạch này phác thảo bộ mặt phát triển của Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

đông anh lên thành phố

Điểm đáng chú ý của bản quy hoạch là Hà Nội sẽ hoàn thành việc kiểm tra và tổng hợp quy hoạch để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Khi có cơ sở sẽ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Đồng thời, đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch 3 huyện của Hà Nội thành thành phố. 3 cái tên được nêu lên trong quy hoạch là Sóc Sơn, Mê Linh và Đông Anh. Đây là những khu vực gắn nhiều lợi thế, lợi ích với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Như vậy, Đông Anh được đề xuất phát triển thành “thành phố trong thành phố”. Nếu mục tiêu trên thành hiện thực, Hà Nội sẽ có các thành phố đầu tiên phát triển từ các huyện hiện tại, cũng giống như TP.Thủ Đức của TP.HCM.

Đánh giá về đề xuất quy hoạch thành phố Đông Anh?

Kế hoạch đưa Đông Anh lên thành phố đã được HĐND TP Hà Nội thông qua tại kỳ họp cuối tháng 9/2021. Đánh giá về tính khả thi của đề xuất quy hoạch Đông Anh, có nhiều ý kiến khác nhau.

Thuận lợi

Theo quy định, đơn vị hành chính muốn trở thành thành phố thuộc cấp tỉnh, thành phố phải có quy mô dân số 150.000 người trở lên; diện tích tự nhiện 150 km2 trở lên; có 10 xã trực thuộc trở lên; tỉ lệ đô thị hóa cao; đã được công nhận đô thị loại 1, 2 hoặc 3; đạt quy định về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội.

Căn cứ vào quy định đó, Đông Anh hiện cơ bản đáp ứng các tiêu chí về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính trực thuộc. Cụ thể, diện tích hơn 180 km2, dân số khoảng 380.000 người, 23 xã, một thị trấn trực thuộc.

Các chuyên gia về đô thị cho rằng, việc phát triển các đô thị vệ tinh như thành phố Đông Anh là xu hướng chung của nhiều thành phố lớn trên thế giới. Thành phố đóng vai trò đô thị vệ tinh vẫn đầy đủ các dịch vụ, tiện ích, dự án quy mô… không thua kém đô thị lõi.

Đông Anh hiện đã có hạ tầng giao thông tương đối tốt, đường ra sân bay quốc tế Nội Bài thuận tiện, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển đô thị về phía Bắc Hà Nội.

Cân nhắc

Tuy nhiên, ngược lại với những nhận xét khả thi lạc quan về kế hoạch Đông Anh lên thành phố, nhiều chuyên gia cũng chỉ ra những điều cần rà soát thêm. Nhất là khi tỉ lệ đô thị hóa tại Đông Anh mới chỉ đạt 49%, còn khá thấp. Hơn nữa, khi quá vội vàng đốt cháy giai đoạn, tốc lực đưa địa phương từ huyện lên thành phố thì sẽ phải đối mặt với “cơn sốt đất”, chênh lệch giàu nghèo, gia tăng dân số, quy hoạch phòng chống lũ, ô nhiễm môi trường…

Kỳ vọng “thành phố trong thành phố” của Hà Nội có thành hiện thực hay không?

Sau thời gian thận trọng rà soát đề xuất quy hoạch các huyện lên thành phố, trong đó có Đông Anh thì Hà Nội đã quyết định đưa Đông Anh lên quận trước mắt, thay vì “đốt cháy giai đoạn” lên hẳn thành phố. Đây được coi là nước đi “chậm mà chắc” của Hà Nội.

Tháng 12/2021, trong kết luận hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, lãnh đạo Hà Nội đã chính thức đưa ra quyết định sẽ đưa Đông Anh cùng 4 huyện khác là Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng lên quận giai đoạn 2021 – 2025. Riêng Đông Anh, với lợi thế lớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ được đốc thúc lên quận sớm nhất. Dự kiến năm 2023, Đông Anh sẽ lên quận, muộn nhất là năm 2024.

Trên đường lên quận vào năm tới, Đông Anh nỗ lực thu hút nhiều dự án của các chủ đầu tư uy tín, khi hoàn thành sẽ có quy mô và tầm cỡ lớn tại Việt Nam và trên thế giới.

– Dự án cầu Tứ Liên.

–  Dự án phát triển đô thị hai bên tuyến đường Võ Nguyên Giáp và đường Trường Sa do tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.

– Dự án công viên Kim Quy do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.

– Dự án công viên Công Nghệ Phần Mềm bởi tập đoàn Vingroup.

– Dự án tổ hợp Y tế – Chăm sóc sức khỏe công nghệ cao tại Hà Nội bởi sự kết hợp giữa nhà nước và công ty tư nhân – tập đoàn TH Group.

– Bến xe khách Đông Anh với chủ đầu tư là công ty CTCP đầu tư Hoàng Hà.

– Tổ hợp chung cư – văn phòng Intracom Riverside của Intracom Group.

Với những người thắc mắc “Đông Anh bao giờ lên thành phố”, hi vọng đã có câu trả lời qua bài viết trên. Đông Anh thay vì lên thành phố thì sẽ lên quận vào năm sau. Cùng chờ đón những cơ hội mới mà Đông Anh mở ra trong thời gian tới. Với những người dân tại Đông Anh hay các doanh nghiệp đầu tư tại đây thì việc thay đổi tên gọi hành chính quan trọng. Nhưng quan trọng hơn nữa chính là lợi ích thiết thực mà việc lên quận đem lại cho mọi người, mọi doanh nghiệp. Những đơn vị muốn đầu tư hoặc thuê, mua bất động sản tại Đông Anh hãy nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội, trước thời gian Đông Anh lên quận để phát triển, sinh lời.

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn bài viết tại Intracom Riverside



source https://intracom-riverside.vn/tin-tuc/dong-anh-len-thanh-pho/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho Thuê Mặt Bằng Sàn Thương Mại Hà Nội Và Những Lưu Ý Cần Thiết

Thay Đổi Địa Chỉ Văn Phòng Đại Diện Cần Điều Kiện Gì?

Bí Quyết Tìm Mặt Bằng Kinh Doanh Cho Thuê Đẹp Giá Tốt